Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Không Là Gì? Và Thông Tin Cần Biết

Dịch vụ vận chuyển hàng không là gì

Hiện bạn muốn tìm hiểu dịch vận chuyển hàng không là gì và có hình thức vận chuyển như thế nào, cũng như cách tính giá cước dịch vụ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn. Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm.

Vận chuyển hàng không là gì?

Vận chuyển hàng không được định nghĩa theo Khoản 1 tại Điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014. Theo đó định nghĩa như sau:

Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu gửi, hành lý, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm chuyển vận hàng không thường lệ & vận chuyển hàng không không thường lệ.

khái niệm dịch vụ vận chuyển hàng không là gì
Vận chuyển hàng không là gì?

Liên quan về khái niệm này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho các bạn 1 số thông tin như sau:

Vận chuyển hàng không thường lệ là công tác vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm những chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố & được mở công khai cho công chúng sử dụng.

Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không không có đủ những yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện & do doanh nghiệp vận chuyển hàng không (hay hãng hàng không) thực hiện. Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 6 hãng hàng không đang hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không, bao gồm:Jestar Pacific Airlines, Vietjet Air, Vietnam Airlines, Sky Viet (tiền thân là VASCO), Vietstar Airlines (là hãng hàng không lưỡng dụng đầu tiên ở Việt Nam) & Công ty Cố phẩn Hàng không Hải Âu (doanh nghiệp đầu tiên & duy nhất khai thác kinh doanh loại hình thủy phi cơ tại Việt Nam).

>> Xem thêm: Pre Order Là Gì? Phân Biệt Hàng Order Và Pre Order 2021

Dịch vụ vận chuyển hàng không là gì?

Trong hoạt động vận chuyển hàng không, chủ hàng có thể muốn thuê những công ty dịch vụ vận chuyển hàng không. Đó có thể là những công ty giao nhận vận chuyển (freight forwarder) hay là Tổng đại lý được hãng hàng không chỉ định (General Sales Agent – GSA).

Tùy theo nhu cầu cụ thể của mình, bạn có thể dùng 1 trong các hình thức dịch vụ sau:

  • Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng không
  • Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
cách tính cước vận chuyển đường hàng không
Vận tải hàng hóa đường hàng không

Khi muốn gửi hàng hóa bằng máy bay, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cước phí dịch vụ vận chuyển hàng không.

Cước hàng không là số tiền mà người gửi hàng phải trả cho công ty vận chuyển để vận chuyển 1 lô hàng từ cảng đi đến cảng đích (ở đây là cảng hàng không, hoặc sân bay – airport).

Mức cước này thường được cố định cho mỗi kilogram hàng hóa, và có nhiều mức cước khác nhau được chia thành từng khoảng trọng lượng. Chẳng hạn như, cước hàng bách hoá được chia thành những mức khác nhau: từ 45 kg trở xuống, +45kgs, +100kgs, +300 kgs, +500kgs cho đến +1000kgs…

Trong quá trình vận chuyển, 1 chứng từ quan trọng không thể thiếu mà bạn cần tìm hiểu đó chính là vận đơn hàng không. Khi đã giao hàng hóa cho công ty vận chuyển, bạn có thể tra cứu vận đơn hàng không trên trang web các hãng vận tải để biết về tình trạng của lô hàng của mình như thế nào.

>> Xem thêm: Hàng Dễ Vỡ Xin Nhẹ Tay Và Một Số Lưu Ý Khi Vận Chuyển

Những bên tham gia trong vận chuyển hàng không

Nếu xét theo góc độ của người đi gửi hàng, bạn sẽ thấy có nhiều bên tham gia vào vận chuyển hàng không:

  • Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu & các bưu kiện tới 75 kg, & cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.
  • Những công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng & những lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của những hãng hàng không. Ví dụ: Agility, Damco, CEVA Logistics, C.H. Robinson, DB Schenker
  • Các hãng hàng không (Airline), & những công ty khai thác máy bay (Air Operator), dùng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.
  • Những công ty bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu & các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của những hãng hàng không. Ví dụ: Viettel hay EMS
  • Những công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phòng bì & gói hàng đến 75 kg. Họ thường sử dụng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể thuê lại một phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, TNT Express, FedEx và UPS

Việc chuyển vận hàng hóa trong chặng đường hàng không giữa các sân bay thực sự là do nhũng hãng hàng không, hay các nhà khai thác máy bay thực hiện. Tất nhiên, những công ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự chuyển vận đa số hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần còn lại mới thuê các hãng hàng không.

Như vậy thì các công ty bưu chính, chuyển phát, & giao nhận hàng không chính là khách hàng của những hãng hàng không.

Thực tế thì các công ty giao nhận hàng không vẫn là các khách hàng “truyền thống” & quan trọng của các hãng hàng không. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), những công ty fowarder chiếm đến 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận những lô hàng air theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door) cho khách hàng của mình. Còn những hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc vận chuyển hàng từ sân bay đến sân bay (airport-to-airport).

Trên đây là nội dung tư vấn của Chuyển Nhà Trọn Gói Thành Hưng về thắc mắc dịch vụ vận chuyển hàng không là gì. Nếu còn câu hỏi gì về vấn đề này bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

>> Xem thêm: Mẫu Biên Bản Giao Nhận Hàng Hóa Đúng Chuẩn 2021 [Mới Nhất]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *