Cách bốc bát hương về nhà mới sao đúng phương pháp rất quan trọng. Đặc biệt là những ai đang có nhu cầu chuyển dọn sang nhà mới thì cần đặc biệt phải nắm rõ yếu tố này. Nhằm giúp mang lại sự may mắn, bình an, sức khỏe cho những thành viên trong gia đình.
Bát hương cũng chính là sợi dây để liên kết giữa cõi âm và cõi dương. Đây cũng là nơi linh khí mà người cõi trên có thể nương tựa vào mỗi khi muốn quay lại thăm con cháu. Cho nên việc bốc bát hương cũng cần nên chú ý đến các nguyên tắc nhất định điều này giúp không phạm vào những tội thất kính với người bề trên. Hy vọng cách bốc bát hương về nhà mới sau đây sẽ giúp ích hơn cho các bạn.
Hướng dẫn cách bốc bát hương về nhà mới
Một trong các thủ tục cuối cùng để cho các chủ nhà có thể yên tâm để dọn vào căn nhà mới mua hay mới xây của mình đó chính là thực hiện việc bốc bát hương. Chúng sẽ bao gồm rất nhiều công đoạn cũng như thủ tục khác nhau từ lúc chuẩn bị cho đến khi thực hiện lễ cúng chuyển vào nhà mới
Cốt bát hương bao gồm những gì?
Chuẩn bị bát hương
Đối với những loại bát hương thường được đông đảo mọi người chọn lựa sử dụng đó là bát hương bằng sứ. Trong trường hợp gia đình bạn thuộc hàng khá giả thì có thể lựa chọn cho mình loại bát hương cao cấp. Còn nếu như gia đình thuộc hàng bình dân có thể mua loại rẻ. Còn đối với bàn thờ của tổ tiên sẽ tùy thuộc vào điều kiện gia đình, không gian thờ cúng để chọn từ một cho đến ba bộ bát hương.
Vệ sinh bát hương sau khi mua về hay trước khi tiến hành bốc bát hương
Trên các loại bát hương khi mua về thường chứa những loại bụi bẩn, tạp phẩm cho nên việc vệ sinh rất quan trọng. Đầu tiên bạn dùng nước sạch để tiến hành rửa qua, kì cọ thật kỹ ở vùng bên trong & bên ngoài bát hương để cho ráo nước rồi tráng lại cùng với rượu khoảng 40 độ. Việc rửa lại bằng rượu được xem như là cách tẩy uế, khử đi tà khí nên được áp dụng trong việc rửa vật dụng thờ cúng.
Chuẩn bị cốt bát hương
Bạn có thể dùng tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết để làm cốt bát hương đều được hết nhé. Nếu như các chủ nhà sử dụng tro rơm nếp để làm cốt bát hương sẽ giúp khi cắm nhang hoặc cắm hương được trở nên dễ dàng hơn, tránh xảy ra hiện tượng gãy chân ngang hay chân hương nữa nhé.
Thực hiện nghi thức khấn vái xin tổ tiên
Nếu muốn bốc bát hương thì chủ nhà cần phải khấn vái để xin tổ tiên cùng các chư thần vì lý do gì thì có thể nêu ra trong bài khấn của mình. Bên cạnh đó, đối với mâm cúng để bốc bát hương thì các bạn cũng cần phải chuẩn bị chu toàn nhất bởi do bốc bát hương được xem như là 1 việc quan trọng, có thể động chạm đến thánh thần, tổ tiên. Đối với những hành động không chuẩn mực rất dễ thất kính mà đây chính là tội năng dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau không chỉ con đường công danh sự nghiệp mà còn là con đường tình duyên của con cháu trong nhà nữa.
>> Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mâm cúng nhập trạch đầy đủ bao gồm những món gì
Thực hiện việc bốc bát hương khi chuyển về nhà mới
Bạn sử dụng đến những loại giấy vàng mã đang được hóa & hơ ngọn lửa trên đồng rồng của đội bát hương. Bạn nên dùng 2 ngón tay để thực hiện che đôi mắt rồng điều này sẽ tránh cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đối với phương pháp khai quan này cho rồng không chỉ đuổi tà khí đi mà còn giúp đuổi đi những âm hồn quấy phá ám vào trong bát hương.
Khi hơ xong cho gói thất bảo vào bát hương, cho tro rơm của bếp, bóp qua cùng một ít nước gừng pha rượu để tro rơm được thanh tịnh. Và cuối cùng lấy vài chân ngang tại bát hương cũ chuyển sang bát hương mới bốc xong. Sau đó tiến hành khấn vái tạ ơn tổ tiên cũng như thần linh cho phép thay bát hương.
Thực hiện mâm cúng cho nghi lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
Mâm cúng chuyển vào nhà mới được thực hiện để gia đình có thể thông báo đến cho toàn bộ các vị chư thần, vị khuất mặt khuất mày hay sự xuất hiện, định cư từ gia đình chính thức được gia nhập vào nhà mới. Cho nên mâm cúng lễ nhập trạch đóng một vai trò rất quan trọng do đó các bạn hãy lưu ý.
Thủ tục bốc bát hương chuyển về nhà mới cho bàn thờ gia tiên
Dùng đến giấy vàng để hóa cúng nhập trạch, hơ lửa xung quanh bát hương. Nhằm kích hoạt được nguồn năng lượng bên trong bát hương, và khai quang điểm nhãn cho đôi trên bát hương. Gia chủ dùng tay để che đôi mắt rồng trên bát hương lại, hơ lửa xung quanh sau khi hơ xong thì lấy một tờ giấy vàng thực hiện chà sát bên trong và bên ngoài bát hương. Cuối cùng cho cốt bát hương bao gồm tro rơm nếp, thất bảo vào là hoàn thành thủ tục.
Dâng bát hương lên bàn thờ gia tiên
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục bốc bát hương thì chủ nhà có thể là người đại diện cho gia đình. Hay dòng họ tiến hành đặt bát hương lên trên bàn thờ, cầu khẩn để xin phép các vị chư thần phật được thờ cúng tại gia, thỉnh các cụ gia tiên được về nhà để thờ phụng nhang đèn. Thực hiện thắp nén nhang đầu tiên với lòng thành kính gia tiên thần phật sau khi đã sắp xếp những món vật phẩm thờ cúng bài vị, tượng thờ, di ảnh thờ.
Thủ tục bốc bát hương gia tiên đúng chuẩn
Trong trường hợp bạn thấy bát hương cũ nhà mình đã có sự xuống cấp, hư hỏng. Hay chỉ đơn giản là muốn thay thế cho chúng khang trang, đẹp đẽ hơn để khi nhìn vào tổng thể bàn thờ được bắt mắt đều được hết. So với thủ tục bốc bát hương khi chuyển vào nhà mới thì bốc bát hương tổ tiên mới sẽ có 1 chút khác biệt. Vậy bạn có thể áp dụng ngay 1 số bước hướng dẫn dưới đây sẽ rất hữu ích cho xem.
>> Xem thêm: Việc chuyển đồ trước khi nhập trạch? nên hay không?
Bốc bát hương cũ xuống
Khi đã thực hiện việc cúng bái xong thì các bạn có thể tiến hành đến công đoạn rút chân nhang & lấy bát hương cũ xuống. Tiếp đến sẽ lấy cốt bát hương ra, và phân loại sạch sẽ sau đó mới đem đi vứt. Theo những lời đồn thì bát hương cũ nên bỏ xuống sông hay dưới gốc cây, bỏ trên chùa. Nhưng tất cả đều không có căn cứ và tốt nhất là các bạn hãy mang đập nhỏ ra, mang đi chôn cất dưới lòng đất.
Thay mới bát hương bàn thờ
Quy trình thay bát hương mới cũng tương tự giống như việc thay bát hương chuyển về nhà mới trên đây. Những trình tự không có sự khác nhau quá nhiều đâu nhé. Cho nên các chủ nhà chỉ cần thực hiện theo đúng các bước thì mọi chuyện sẽ được ổn thỏa, đúng với các tục lệ văn hóa tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay.
Một số vấn đề liên quan đến việc thay bốc bát hương bàn thờ
Chắc hẳn trong chúng ta không phải ai cũng có thể hiểu rõ về việc bốc bát hương đúng không nào? Cho nên không thể nào tránh khỏi các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện bốc bát hương chuyển về nhà mới hay thay bát hương.
Nếu lỡ xảy ra sai sót nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ không gian của bàn thờ cũng khiến cho những vị thần linh, tổ tiên không được hài lòng. Vậy ngoài các thủ tục bốc bát hương được giới thiệu 1 cách tỉ mỉ bên trên thì tốt nhất các gia chủ cũng nên hiểu rõ thêm về 1 số vấn đề như sau.
Những người được phép bốc bát hương trong gia đình
Có thể khẳng định 1 điều rằng việc bốc bát hương là 1 việc quan trọng cho nên gia chủ hoặc người đại diện cho gia đình có vai vế cao nhất nên thực hiện. Người đó có thể là ông ngoại, ông nội nếu còn tại dương, sẽ được giảm dần theo bậc kế vị.
Đối với những cặp vợ chồng đã ra ở riêng thì sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên để tiến hành làm lễ bởi theo quan niệm tâm linh thì đôi vợ chồng trẻ thường sẽ chưa hiểu về sự đời nhiều. Do đó việc quan trọng như mâm cỗ, cất nóc xây nhà, động thổ sẽ do người lớn tuổi nhất trong nhà đứng ra làm hộ. Có như thế thì cuộc sống gia đình về sau mới có thể trở nên bình ổn, yên thấm như cách thâm trầm nhẫn nại của người đã qua bể dâu cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.
Có cần phải nhờ thầy cúng để bốc bát hương bàn thờ không?
Việc nhờ đến các thầy cúng để thực hiện những thủ tục bốc bát hương cho gia đình cũng là 1 việc làm tốt. Để tìm ra một người thầy cúng vừa sống có đạo, có tâm rất khó. Hiện nay có nhiều thầy cúng vì đồng tiền rồi bày vẽ nên các chiêu trò khiến cho chủ nhà bị mất tiền đủ thứ vào các yêu sách của các thầy cúng rởm.
Cho nên tốt nhất bạn & gia đình hãy tìm hiểu thật kỹ càng về các tục cúng tế hay những thủ tục bốc bát hương chuẩn nhất để có thể tự tay làm chúng. Bởi do thầy cúng cũng chỉ là người làm giúp hiểu 1 cách nôm na nhất là ông phiên dịch đúng nghĩa cho nên nếu bạn trực tiếp làm sẽ diễn đạt được cái tâm lớn, sự hiếu kính của gia đình mình đến những người bề trên cũng như gia tiên.
Vị trí để đặt bát hương bàn thờ trong phong thủy
Các chủ nhà nên chọn lựa được 1 vị trí đặt phù hợp. Tại đây tập hợp thêm nhiều năng lượng của tâm ứng xung quanh nhằm góp phần tạo thành 1 thế vững chãi nằm ngay trên gian thờ. Hãy cố gắng đặt bát hương sao cho nằm tại vị trí trung tâm, cách tường từ 15cm là vừa đủ nếu gian thờ tổ tiên có 3 bát hương thì chúng phải đặt song song cùng với nhau để tạo thành 1 đường thẳng tắp. Bên cạnh đó, cố gắng lựa chọn bát hương cũng như chân đế của bát hương sao cho phù hợp nhất điều này nhằm tránh che khuất đi các vật phẩm nằm trên bàn thờ.
Lời kết thủ tục bốc bát hương bàn thờ
Trên đây là 1 số thông tin chính về vấn đề thủ tục bốc bát hương về nhà mới. Để các bạn cùng tham khảo trước khi tiến hành. Mong rằng bài viết sẽ trang bị thêm cho bạn những kiến thức bổ trợ nhất về vấn đề thờ cúng tâm linh.
Đây là 1 vấn đề quan trọng nên không thực hiện 1 cách sơ xài, đối phó mà hãy làm bằng cái tâm của mình gửi đến cho các vị tiên tổ, thần linh thì mới mong có được 1 cuộc sống bình yên, tốt đẹp và đầm ấm trong ngôi nhà mới về tận sau này.
>> Xem thêm: [Hướng Dẫn] Nghi Thức Bốc Bát Hương Thổ Công Đúng Lễ – Đơn Giản